Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
146165

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số quan trọng như thế nào?

Ngày 01/11/2023 20:24:12

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số quan trọng như thế nào với các doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan nhà nước và với người dân? Tại sao nhiều doanh nghiệp ráo riết chạy theo con đường chuyển đổi số. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chuyển đổi số (Digital Transformation) là gì và ý nghĩa của chuyển đổi số đối trong doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan Nhà nước và người dân trong bài viết dưới đây.

BÀI TUYÊN TRUYỀN NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/QĐ-TTg NGÀY 06/1/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điển tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 40 /KH-UBND ngày 07/03/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Định về việc triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, bảo đảm liên thông, minh bạch, thuận lợi khi giải quyết thủ tục hành chính, góp phần làm giảm áp lực giấy tờ, công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước. Việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được quy định tại Nghị định 43, ngày 13/6/2011 của Chính phủ; Thông tư số 32, ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông cụ thể như sau:

1. Dịch vụ hành chính công:là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

2. Dịch vụ công trực tuyến:Là dịch vụ hành chính và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

3.Khi tổ chức, công dân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực đăng ký cư trú, cấp Căn cước công dân nói riêng và các dịch vụ công trực tuyến khác nói chung sẽ được các lợi ích sau:

(1) Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm có kết nối Internet;

(2) Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch; đơn giản thủ tục giấy tờ;

(3) Chủ động các công việc khác của công dân;

(4) Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến;

(5) Bảo đảm công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.

4. Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú, cấp và quản lý Căn cước công dân

4.1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Theo nội dung tại Quyết định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt danh mục dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 cung cấp trên cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 thì dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý căn cước công dân, cụ thể như sau:

4.2. Lĩnh vực đăng lý, quản lý cư trú

a) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú cấp dịch vụ công mức độ 4, bao gồm:

(1) Đăng ký thường trú;

(2) Xóa đăng ký thường trú;

(3) Đăng ký tạm trú;

(4) Gia hạn tạm trú;

(5) Xóa đăng ký tạm trú;

(6) Tách hộ;

(7) Điều chỉnh thông tin về cư trú trong CSDL về cư trú:

(8) Khai báo thông tin về cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;

(9) Xác nhận thông tin về cư trú;

(10) Thông báo lưu trú;

(11) Khai báo tạm vắng.

b) Cơ quan thực hiện: Công an xã.

c) Trình tự thực hiện:

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn; www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

Bước 3:Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu, chọn hình thức nhận kết quả giải quyết.

Bước 4:Thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có).

Bước 5:Kiểm tra thông tin và thực hiện nộp hồ sơ.

4.3. Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước công dân

a) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước công dân cung cấp dịch vụ công mức độ 4 tại Công an các cấp, bao gồm:

(1) Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ căn cước công dân;

(2) Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

(3) Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân;

(4) Thông báo số định danh cá nhân.

b) Cơ quan thực hiện:

- Tại Trung ương(Cục C06),tại cấp tỉnh(Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội), tại cấp huyện(Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội)đối với các thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân; Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân.

- Tại cấp xã đối với các thủ tục: Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Thông báo số định danh cá nhân.

c) Trình tự thực hiện:

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn;www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

Bước 3:Người dân thực hiện khai biểu mẫu, đính kèm các tài liệu có liên quan theo yêu cầu. Xác nhận nộp hồ sơ và chọn hình thức nhận kết quả.

Bước 4:Hệ thống sẽ trả mã hồ sơ đăng ký trực tuyến cho công dân đồng thời gửi hồ sơ đến đơn vị tiếp nhận, cấp giấy thông báo thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giấy thông báo thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân; Thông báo số định danh cá nhân.

5. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

a) Theo nội dung tại Quyết định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt danh mục dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4cung cấp trên cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 thì dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 chỉ bao gồm 03 thủ tục trong lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước công dân gồm:

(1) Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

(2) Đổi thẻ Căn cước công dân;

(3) Cấp lại Căn cước công dân.

b) Cơ quan thực hiện: Tại cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội), tại cấp huyện(Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội).

c) Trình tự thực hiện

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Công dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn; www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn lịch hẹn thu nhận thông tin Căn cước công dân(lịch làm việc và hạn mức thu nhận đã được các đơn vị cập nhật trên hệ thống, nếu hạn mức thu nhận trong ngày đã hết công dân sẽ chọn đặt lịch vào thời gian khác).

Bước 3:Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu cần thiết để đăng ký hồ sơ.

Bước 4:Sau khi hồ sơ được tiếp nhận hệ thống sẽ tự động trả 01 mã hồ sơ đăng ký trực tuyến cho công dân đồng thời gửi hồ sơ và ngày hẹn thu nhận thông tin Căn cước công dân đã chọn đến Trạm thu nhận.

Bước 5:Công dân đúng lịch hẹn đến trạm thu nhận cung cấp mã đăng ký trực tuyến cho cán bộ tại trạm thu nhận.

Hoạt động đăng ký, giải quyết thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần đẩy mạnh sự công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong việc phục vụ tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính./.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÀI ĐẶT CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng.

Việc triển khai sử dụng chữ ký số đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân như tăng cường bảo mật; giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất; nâng cao trải nghiệm người dùng.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và một thuê bao di động, mọi công dân có nhu cầu đều có thể đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cá nhân từ xa VNPT SmartCA một cách dễ dàng, tiện lợi. Với chữ ký số đã được đăng ký, khách hàng có thể yên tâm sử dụng trong mọi hoạt động bao gồm: Giao dịch điện tử trên các hệ thống Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử; xác thực cá nhân trong các giao dịch chứng khoán, ngân hàng; ký số trong các giao dịch hợp đồng điện tử, hợp đồng lao động…

Người dân sau khi đăng ký thành công việc cấp chữ ký số VNPT SmartCA, có thể thực hiện xác thực thông tin và kích hoạt chữ ký số ngay trên ứng dụng VNPT SmartCA chỉ với hai bước là chụp ảnh và quay video giấy tờ tuỳ thân (CMND, CCCD hoặc hộ chiếu) và đối chiếu với ảnh chụp chân dung; từ đó, quá trình nhận dạng xác minh danh tính, trích xuất thông tin giấy tờ được diễn ra tự động.

Chữ ký số cá nhân giúp giải quyết tất cả các giao dịch điện tử cần xác thực danh tính của người dùng, vì vậy nó sẽ là thành phần không thể không có trong phát triển kinh tế số, chính quyền số.

Mỗi người dân có một định danh số và một chữ ký số, chúng ta tiến dần tới xã hội không giấy tờ. Theo đó, phần lớn các thủ tục có thể thực hiện qua mạng mà vẫn đảm bảo độ tin cậy tương đương giấy tờ in. Khi các hoạt động kinh tế, xã hội đều được thực hiện qua mạng sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các ứng dụng số cũng như đẩy mạnh việc khai thác dữ liệu số. Đó sẽ là một cuộc cách mạng về chuyển đổi số toàn diện cho tất cả người dân.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Trong xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay, việc tiêu tiền mặt đã nảy sinh nhiều bất cập như: bất tiện khi giao dịch với số lượng lớn, độ an toàn không cao cũng như bảo quản khó khăn. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã thúc đẩy việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều lợi ích đối với xã hội và các bên tham gia.

Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng. Chỉ cần ngồi ở nhà, người dân vẫn dễ dàng mua được hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, học phí, viện phí, thanh toán thủ tục hành chính... qua vài cú chạm trên di động hoặc nhấp chuột máy tính.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt an toàn và tránh được các rủi ro như mất cắp, tiền rách, tiền giả.

Chuyển tiền nhanh chóng, chính xác số tiền cần thanh toán. Không cần kiểm đếm, dễ dàng quản lý chi tiêu cá nhân.

Hơn nữa, với các chính sách khuyến khích người dân sử dụng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, người dùng còn có thể nhận được nhiều ưu đãi như mua hàng trả góp không phần trăm, vay chi tiêu chậm trả lãi, được hưởng khuyến mại, giảm giá từ người bán, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với xã hội và việc phát triển kinh tế đất nước. Giảm chi phí in ấn tiền, chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền. Hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông, giúp giảm thiểu lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc dân. Thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm kinh tế. Tham gia cải cách hành chính nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử. Góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Để có thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt, chúng ta chỉ cần thực hiện 2 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Đến các ngân hàng gần nhất hoặc liên hệ tại UBND xã để được tư vấn mở tài khoản, làm thẻ và đăng ký thanh toán trực tuyến qua mạng.

Bước 2: Dùng điện thoại, tải ứng ụng ví điện tử, đăng ký và kết nối tài khoản ngân hàng.

Sau đó, bạn có thể thực hiện thanh toán hầu hết tất cả các dịch vụ mà không cần đến tiền mặt như nhận tiền, chuyển tiền, đóng học phí, thanh toán viện phí, đóng tiền điện, tiền nước, thanh toán phí truyền hình, internet …. Nạp tiền điện thoại, thanh toán cước taxi, xe ôm. Mua vé máy bay, tàu hỏa, xe khách. Thanh toán hóa đơn mua hàng tại các quán ăn, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, khu vui chơi giải trí ..., đóng phí bảo hiểm, thanh toán vay tiêu dùng và rất nhiều dịch vụ khác theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Thanh toán không dùng tiền mặt hay còn gọi là thanh toán điện tử để hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0 và là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới.

Chúng ta cần đi đầu trong việc tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn mọi người cùng tham gia. Thay đối thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống xã hội, góp phần phát triển đất nước, chung tay xây dựng xã hội có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại.

LỢI ÍCH CỦA LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ

Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.
Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Đối với người dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc.
Đối với người thầy thuốc
Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh chính xác, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của mỗi người dân. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Đối với công tác quản lý
Việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe lớn của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.
Đối với bảo hiểm y tế
Khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số quan trọng như thế nào?

Đăng lúc: 01/11/2023 20:24:12 (GMT+7)

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số quan trọng như thế nào với các doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan nhà nước và với người dân? Tại sao nhiều doanh nghiệp ráo riết chạy theo con đường chuyển đổi số. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chuyển đổi số (Digital Transformation) là gì và ý nghĩa của chuyển đổi số đối trong doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan Nhà nước và người dân trong bài viết dưới đây.

BÀI TUYÊN TRUYỀN NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/QĐ-TTg NGÀY 06/1/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điển tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 40 /KH-UBND ngày 07/03/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Định về việc triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là nội dung quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, bảo đảm liên thông, minh bạch, thuận lợi khi giải quyết thủ tục hành chính, góp phần làm giảm áp lực giấy tờ, công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước. Việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được quy định tại Nghị định 43, ngày 13/6/2011 của Chính phủ; Thông tư số 32, ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông cụ thể như sau:

1. Dịch vụ hành chính công:là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

2. Dịch vụ công trực tuyến:Là dịch vụ hành chính và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

3.Khi tổ chức, công dân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực đăng ký cư trú, cấp Căn cước công dân nói riêng và các dịch vụ công trực tuyến khác nói chung sẽ được các lợi ích sau:

(1) Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm có kết nối Internet;

(2) Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch; đơn giản thủ tục giấy tờ;

(3) Chủ động các công việc khác của công dân;

(4) Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến;

(5) Bảo đảm công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.

4. Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú, cấp và quản lý Căn cước công dân

4.1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Theo nội dung tại Quyết định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt danh mục dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 cung cấp trên cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 thì dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý căn cước công dân, cụ thể như sau:

4.2. Lĩnh vực đăng lý, quản lý cư trú

a) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú cấp dịch vụ công mức độ 4, bao gồm:

(1) Đăng ký thường trú;

(2) Xóa đăng ký thường trú;

(3) Đăng ký tạm trú;

(4) Gia hạn tạm trú;

(5) Xóa đăng ký tạm trú;

(6) Tách hộ;

(7) Điều chỉnh thông tin về cư trú trong CSDL về cư trú:

(8) Khai báo thông tin về cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;

(9) Xác nhận thông tin về cư trú;

(10) Thông báo lưu trú;

(11) Khai báo tạm vắng.

b) Cơ quan thực hiện: Công an xã.

c) Trình tự thực hiện:

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn; www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

Bước 3:Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu, chọn hình thức nhận kết quả giải quyết.

Bước 4:Thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có).

Bước 5:Kiểm tra thông tin và thực hiện nộp hồ sơ.

4.3. Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước công dân

a) Thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước công dân cung cấp dịch vụ công mức độ 4 tại Công an các cấp, bao gồm:

(1) Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ căn cước công dân;

(2) Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

(3) Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân;

(4) Thông báo số định danh cá nhân.

b) Cơ quan thực hiện:

- Tại Trung ương(Cục C06),tại cấp tỉnh(Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội), tại cấp huyện(Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội)đối với các thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân; Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân.

- Tại cấp xã đối với các thủ tục: Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Thông báo số định danh cá nhân.

c) Trình tự thực hiện:

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn;www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

Bước 3:Người dân thực hiện khai biểu mẫu, đính kèm các tài liệu có liên quan theo yêu cầu. Xác nhận nộp hồ sơ và chọn hình thức nhận kết quả.

Bước 4:Hệ thống sẽ trả mã hồ sơ đăng ký trực tuyến cho công dân đồng thời gửi hồ sơ đến đơn vị tiếp nhận, cấp giấy thông báo thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giấy thông báo thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân; Thông báo số định danh cá nhân.

5. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

a) Theo nội dung tại Quyết định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt danh mục dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4cung cấp trên cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 thì dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 chỉ bao gồm 03 thủ tục trong lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước công dân gồm:

(1) Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

(2) Đổi thẻ Căn cước công dân;

(3) Cấp lại Căn cước công dân.

b) Cơ quan thực hiện: Tại cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội), tại cấp huyện(Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội).

c) Trình tự thực hiện

Bước 1:Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Công dịch vụ công của Bộ Công an(www.dichvucong.bocongan.gov.vn; www.dichvucong.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

Bước 2:Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn lịch hẹn thu nhận thông tin Căn cước công dân(lịch làm việc và hạn mức thu nhận đã được các đơn vị cập nhật trên hệ thống, nếu hạn mức thu nhận trong ngày đã hết công dân sẽ chọn đặt lịch vào thời gian khác).

Bước 3:Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu cần thiết để đăng ký hồ sơ.

Bước 4:Sau khi hồ sơ được tiếp nhận hệ thống sẽ tự động trả 01 mã hồ sơ đăng ký trực tuyến cho công dân đồng thời gửi hồ sơ và ngày hẹn thu nhận thông tin Căn cước công dân đã chọn đến Trạm thu nhận.

Bước 5:Công dân đúng lịch hẹn đến trạm thu nhận cung cấp mã đăng ký trực tuyến cho cán bộ tại trạm thu nhận.

Hoạt động đăng ký, giải quyết thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần đẩy mạnh sự công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong việc phục vụ tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính./.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÀI ĐẶT CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng.

Việc triển khai sử dụng chữ ký số đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân như tăng cường bảo mật; giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất; nâng cao trải nghiệm người dùng.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và một thuê bao di động, mọi công dân có nhu cầu đều có thể đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cá nhân từ xa VNPT SmartCA một cách dễ dàng, tiện lợi. Với chữ ký số đã được đăng ký, khách hàng có thể yên tâm sử dụng trong mọi hoạt động bao gồm: Giao dịch điện tử trên các hệ thống Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử; xác thực cá nhân trong các giao dịch chứng khoán, ngân hàng; ký số trong các giao dịch hợp đồng điện tử, hợp đồng lao động…

Người dân sau khi đăng ký thành công việc cấp chữ ký số VNPT SmartCA, có thể thực hiện xác thực thông tin và kích hoạt chữ ký số ngay trên ứng dụng VNPT SmartCA chỉ với hai bước là chụp ảnh và quay video giấy tờ tuỳ thân (CMND, CCCD hoặc hộ chiếu) và đối chiếu với ảnh chụp chân dung; từ đó, quá trình nhận dạng xác minh danh tính, trích xuất thông tin giấy tờ được diễn ra tự động.

Chữ ký số cá nhân giúp giải quyết tất cả các giao dịch điện tử cần xác thực danh tính của người dùng, vì vậy nó sẽ là thành phần không thể không có trong phát triển kinh tế số, chính quyền số.

Mỗi người dân có một định danh số và một chữ ký số, chúng ta tiến dần tới xã hội không giấy tờ. Theo đó, phần lớn các thủ tục có thể thực hiện qua mạng mà vẫn đảm bảo độ tin cậy tương đương giấy tờ in. Khi các hoạt động kinh tế, xã hội đều được thực hiện qua mạng sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các ứng dụng số cũng như đẩy mạnh việc khai thác dữ liệu số. Đó sẽ là một cuộc cách mạng về chuyển đổi số toàn diện cho tất cả người dân.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Trong xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay, việc tiêu tiền mặt đã nảy sinh nhiều bất cập như: bất tiện khi giao dịch với số lượng lớn, độ an toàn không cao cũng như bảo quản khó khăn. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã thúc đẩy việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều lợi ích đối với xã hội và các bên tham gia.

Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng. Chỉ cần ngồi ở nhà, người dân vẫn dễ dàng mua được hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, học phí, viện phí, thanh toán thủ tục hành chính... qua vài cú chạm trên di động hoặc nhấp chuột máy tính.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt an toàn và tránh được các rủi ro như mất cắp, tiền rách, tiền giả.

Chuyển tiền nhanh chóng, chính xác số tiền cần thanh toán. Không cần kiểm đếm, dễ dàng quản lý chi tiêu cá nhân.

Hơn nữa, với các chính sách khuyến khích người dân sử dụng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, người dùng còn có thể nhận được nhiều ưu đãi như mua hàng trả góp không phần trăm, vay chi tiêu chậm trả lãi, được hưởng khuyến mại, giảm giá từ người bán, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với xã hội và việc phát triển kinh tế đất nước. Giảm chi phí in ấn tiền, chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền. Hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông, giúp giảm thiểu lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc dân. Thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm kinh tế. Tham gia cải cách hành chính nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử. Góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Để có thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt, chúng ta chỉ cần thực hiện 2 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Đến các ngân hàng gần nhất hoặc liên hệ tại UBND xã để được tư vấn mở tài khoản, làm thẻ và đăng ký thanh toán trực tuyến qua mạng.

Bước 2: Dùng điện thoại, tải ứng ụng ví điện tử, đăng ký và kết nối tài khoản ngân hàng.

Sau đó, bạn có thể thực hiện thanh toán hầu hết tất cả các dịch vụ mà không cần đến tiền mặt như nhận tiền, chuyển tiền, đóng học phí, thanh toán viện phí, đóng tiền điện, tiền nước, thanh toán phí truyền hình, internet …. Nạp tiền điện thoại, thanh toán cước taxi, xe ôm. Mua vé máy bay, tàu hỏa, xe khách. Thanh toán hóa đơn mua hàng tại các quán ăn, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, khu vui chơi giải trí ..., đóng phí bảo hiểm, thanh toán vay tiêu dùng và rất nhiều dịch vụ khác theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Thanh toán không dùng tiền mặt hay còn gọi là thanh toán điện tử để hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0 và là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới.

Chúng ta cần đi đầu trong việc tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn mọi người cùng tham gia. Thay đối thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống xã hội, góp phần phát triển đất nước, chung tay xây dựng xã hội có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại.

LỢI ÍCH CỦA LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ

Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.
Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa dữ liệu sức khỏe của một cá nhân được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Các dữ liệu sức khỏe được thu thập từ tất cả các bác sĩ tham giam chăm sóc bệnh nhận tại nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Đối với người dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc.
Đối với người thầy thuốc
Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh chính xác, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của mỗi người dân. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Đối với công tác quản lý
Việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe lớn của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.
Đối với bảo hiểm y tế
Khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC