Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
146165

Bài tuyên truyền về tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh đối với Thương binh- Liệt sỹ và công tác hương binh- Liệt sỹ tại xã Vĩnh Quang nhân dịp hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS ( 27/7/1947-27/7/2023)

Ngày 04/07/2023 08:38:56

Bài tuyên truyền về tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh đối với Thương binh- Liệt sỹ và công tác hương binh- Liệt sỹ tại xã Vĩnh Quang nhân dịp hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS ( 27/7/1947-27/7/2023)

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lớp lớp thế hệ đã lên đường, chung sức, đồng lòng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Họ đã hi sinh cả mạng sống của mình cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Là người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu những mất mát lớn lao này. Người luôn dành tình cảm đặc biệt với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc. Suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã cùng Chính phủ thể chế hóa thành văn bản pháp quy của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, phù hợp với truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng. Trong thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân, tấm gương sáng của tư tưởng nhân văn đó.

Ngay từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước đang trong cảnh thù trong, giặc ngoài “nghìn cân treo sợi tóc”, Bác luôn nghĩ đến công ơn của các thương binh, liệt sỹ. Trong bức thư đăng trên báo Cứu quốc ngày 7-1-1946, Người viết: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập, thống nhất của nước nhà, tôi gửi lời chào thân ái đến các gia đình liệt sỹ và tôi nhận các con liệt sỹ làm con nuôi của tôi ”. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dù còn bộn bề với bao công việc của một nước Việt Nam non trẻ, nhưng Người đã gửi thư tới đồng bào Nam bộ, trong thư có đoạn viết: Tôi kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng. Sau đó, trong Thư gửi đồng bào Việt Nam, Người lại viết: Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng.

Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh, liệt sĩ” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước. Thực hiện chỉ thị của Người, hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khối và tỉnh họp ở xã Phú Minh (Đại Từ, Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí, đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày Thương binh, liệt sĩ” trong cả nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều sáng kiến phát động các phong trào nhân dân giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Năm 1948, Người gửi thư cho các cháu nhi đồng phát động phong trào công tác Trần Quốc Toản nhằm giúp đỡ các gia đình bộ đội, gia đình thương binh, liệt sĩ. Năm 1951, Người phát động phong trào "Đón thương binh về làng" để Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các làng, xã giúp đỡ thương binh những công việc phù hợp để họ có thể tự tin sinh sống, hoà nhập với cộng đồng. Dù bận nhiều công việc, nhưng hầu như năm nào Người cũng gửi thư, tặng quà hoặc tới thăm thương binh và gia đình liệt sĩ. Không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi mộc mạc, chân thành, giản dị, xúc động lòng người mà tình cảm bao dung, che chở của Người còn thể hiện bằng những hành động cụ thể hằng ngày. Bác trích một phần lương của mình, các món quà của đồng bào kính tặng, để tặng cho các đồng chí thương binh.

Những hành động của Bác không chỉ là sự tiếc thương mà còn thể hiện sự tự hào, gợi lên tinh thần bất khuất, làm hồi sinh sức sống mãnh liệt của cả dân tộc, của những người đã hy sinh sự sống của mình cho độc lập của Tổ quốc. Người đã gắn sự tổn thất lớn lao của những thương binh, liệt sĩ vào ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của những người được sống trong hòa bình hôm nay. Trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Bản Di chúc lịch sử, trong đó có phần viết về chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người đã kinh qua chiến đấu. Bác viết: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".

Ngày nay, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sĩ. 76 năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách với thương binh, liệt sĩ cùng những gìa đình người có công với cách mạng. Đã có hai pháp lệnh về chính sách đối với thương binh, liệt sĩ: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và Pháp lệnh Ưu đãi người người có công giúp đỡ cách mạng. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã thể hiện lòng biết ơn với công lao của thương binh, liệt sĩ với nhiều việc làm hiệu quả, thiết thực: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ…

Trên địa bàn xã Vĩnh Quang hiện naycó 119 người có công và thân nhân gia đình người có công đang hưởng chế độ chính sách hàng tháng. Trong đó, Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: 25 người; bệnh binh 34 người; Mẹ Việt Nam anh hùng: 01 người, thân nhân liệt sỹ 16 người, thân nhân thương- bệnh binh: 13 người, chất độc hóa học: 13 người,Con đẻ người nhiễm Chất độc hóa học: 06 người, đối tượng quân nhân xuất ngũ: 01 người và 55 gia đình đang hưởng trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ. Ngoài ra, còn có hàng trăm người có công được tặng thưởng huân huy chương kháng chiến.

Xác định công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm, tình cảm và vinh dự để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Quang đã và đang chăm lo tốt, góp phần nâng cao đời sống các gia đình chính sách, NCC bằng nhiều hoạt động thiết thực như đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng, Nhà nước; tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi, kêu gọi vận động nhân dân xây dựng "Quỹ Đền ơn đáp nghĩa" vào dịp 27/7. Kết quả mỗi năm kêu gọi được từ 20-24 triệu đồng. Trong các ngày lễ têt cổ truyền của dân tộc, ngày 27/7 hàng năm, Đảng chính quyền cùng các đoàn thể đều tổ chức trao quà, động viên thăm hỏi đến các đối tượng, gia đình chính sách. Ngoài phần quà của nhà nước, của tỉnh, x· vÉn trÝch ng©n s¸ch ®Ó chi thªm tiÒn quµ cho mçi ®èi t­îng lµ 50.000®, c¸c hé tö sü, đối tượng địch bắt tù đầy lµ 200.000®, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 200.000đ, tổng số tiền quà chi cho mỗi dịp từ 11-12 triệu đồng. Tổ chức thăm hỏi, phúng viếng các đối tượng người có công, thân nhân LS từ trần, ốm đau, đi viện, mỗi năm khoảng 25-30 lượt người với mức chi từ 4-5 triệu đồng mỗi năm. Phong trào giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sỹ có khó khăn về nhà ở cũng được quan tâm. Đến nay xã đã có hàng chục gia đình người có công, TBLS được hỗ trợ khó khăn về nhà ở, trong đó, riêng năm 2018 có 44 hộ được hỗ trợ theo quyết định 22. Cùng với đó, vµo dÞp lÔ, tÕt, ngµy 27/7 x· ®Òu tæ chøc d©ng h­¬ng, d©ng hoa t­ëng nhí c¸c anh hïng, liÖt sü, vÖ sinh, ch¨m sãc c©y c¶nh trong khu«n viªn nhµ bia vµ tu söa, t«n t¹o, bo dưng nhà bia khi cã h­ háng...

Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là tình cảm, trách nhiệm và bổn phận của toàn xã hội. Mỗi chúng ta từ những việc làm nhỏ bé, thiết thực hãy làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh và gia đình chính sách, coi đây là nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội. Điều này không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta; về lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài tuyên truyền về tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh đối với Thương binh- Liệt sỹ và công tác hương binh- Liệt sỹ tại xã Vĩnh Quang nhân dịp hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS ( 27/7/1947-27/7/2023)

Đăng lúc: 04/07/2023 08:38:56 (GMT+7)

Bài tuyên truyền về tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh đối với Thương binh- Liệt sỹ và công tác hương binh- Liệt sỹ tại xã Vĩnh Quang nhân dịp hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS ( 27/7/1947-27/7/2023)

Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lớp lớp thế hệ đã lên đường, chung sức, đồng lòng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Họ đã hi sinh cả mạng sống của mình cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Là người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu những mất mát lớn lao này. Người luôn dành tình cảm đặc biệt với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc. Suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã cùng Chính phủ thể chế hóa thành văn bản pháp quy của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, phù hợp với truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng. Trong thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân, tấm gương sáng của tư tưởng nhân văn đó.

Ngay từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước đang trong cảnh thù trong, giặc ngoài “nghìn cân treo sợi tóc”, Bác luôn nghĩ đến công ơn của các thương binh, liệt sỹ. Trong bức thư đăng trên báo Cứu quốc ngày 7-1-1946, Người viết: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập, thống nhất của nước nhà, tôi gửi lời chào thân ái đến các gia đình liệt sỹ và tôi nhận các con liệt sỹ làm con nuôi của tôi ”. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dù còn bộn bề với bao công việc của một nước Việt Nam non trẻ, nhưng Người đã gửi thư tới đồng bào Nam bộ, trong thư có đoạn viết: Tôi kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng. Sau đó, trong Thư gửi đồng bào Việt Nam, Người lại viết: Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng.

Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh, liệt sĩ” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước. Thực hiện chỉ thị của Người, hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khối và tỉnh họp ở xã Phú Minh (Đại Từ, Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí, đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày Thương binh, liệt sĩ” trong cả nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều sáng kiến phát động các phong trào nhân dân giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Năm 1948, Người gửi thư cho các cháu nhi đồng phát động phong trào công tác Trần Quốc Toản nhằm giúp đỡ các gia đình bộ đội, gia đình thương binh, liệt sĩ. Năm 1951, Người phát động phong trào "Đón thương binh về làng" để Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các làng, xã giúp đỡ thương binh những công việc phù hợp để họ có thể tự tin sinh sống, hoà nhập với cộng đồng. Dù bận nhiều công việc, nhưng hầu như năm nào Người cũng gửi thư, tặng quà hoặc tới thăm thương binh và gia đình liệt sĩ. Không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi mộc mạc, chân thành, giản dị, xúc động lòng người mà tình cảm bao dung, che chở của Người còn thể hiện bằng những hành động cụ thể hằng ngày. Bác trích một phần lương của mình, các món quà của đồng bào kính tặng, để tặng cho các đồng chí thương binh.

Những hành động của Bác không chỉ là sự tiếc thương mà còn thể hiện sự tự hào, gợi lên tinh thần bất khuất, làm hồi sinh sức sống mãnh liệt của cả dân tộc, của những người đã hy sinh sự sống của mình cho độc lập của Tổ quốc. Người đã gắn sự tổn thất lớn lao của những thương binh, liệt sĩ vào ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của những người được sống trong hòa bình hôm nay. Trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Bản Di chúc lịch sử, trong đó có phần viết về chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người đã kinh qua chiến đấu. Bác viết: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".

Ngày nay, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sĩ. 76 năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách với thương binh, liệt sĩ cùng những gìa đình người có công với cách mạng. Đã có hai pháp lệnh về chính sách đối với thương binh, liệt sĩ: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và Pháp lệnh Ưu đãi người người có công giúp đỡ cách mạng. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã thể hiện lòng biết ơn với công lao của thương binh, liệt sĩ với nhiều việc làm hiệu quả, thiết thực: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ…

Trên địa bàn xã Vĩnh Quang hiện naycó 119 người có công và thân nhân gia đình người có công đang hưởng chế độ chính sách hàng tháng. Trong đó, Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: 25 người; bệnh binh 34 người; Mẹ Việt Nam anh hùng: 01 người, thân nhân liệt sỹ 16 người, thân nhân thương- bệnh binh: 13 người, chất độc hóa học: 13 người,Con đẻ người nhiễm Chất độc hóa học: 06 người, đối tượng quân nhân xuất ngũ: 01 người và 55 gia đình đang hưởng trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ. Ngoài ra, còn có hàng trăm người có công được tặng thưởng huân huy chương kháng chiến.

Xác định công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm, tình cảm và vinh dự để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Quang đã và đang chăm lo tốt, góp phần nâng cao đời sống các gia đình chính sách, NCC bằng nhiều hoạt động thiết thực như đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng, Nhà nước; tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi, kêu gọi vận động nhân dân xây dựng "Quỹ Đền ơn đáp nghĩa" vào dịp 27/7. Kết quả mỗi năm kêu gọi được từ 20-24 triệu đồng. Trong các ngày lễ têt cổ truyền của dân tộc, ngày 27/7 hàng năm, Đảng chính quyền cùng các đoàn thể đều tổ chức trao quà, động viên thăm hỏi đến các đối tượng, gia đình chính sách. Ngoài phần quà của nhà nước, của tỉnh, x· vÉn trÝch ng©n s¸ch ®Ó chi thªm tiÒn quµ cho mçi ®èi t­îng lµ 50.000®, c¸c hé tö sü, đối tượng địch bắt tù đầy lµ 200.000®, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 200.000đ, tổng số tiền quà chi cho mỗi dịp từ 11-12 triệu đồng. Tổ chức thăm hỏi, phúng viếng các đối tượng người có công, thân nhân LS từ trần, ốm đau, đi viện, mỗi năm khoảng 25-30 lượt người với mức chi từ 4-5 triệu đồng mỗi năm. Phong trào giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sỹ có khó khăn về nhà ở cũng được quan tâm. Đến nay xã đã có hàng chục gia đình người có công, TBLS được hỗ trợ khó khăn về nhà ở, trong đó, riêng năm 2018 có 44 hộ được hỗ trợ theo quyết định 22. Cùng với đó, vµo dÞp lÔ, tÕt, ngµy 27/7 x· ®Òu tæ chøc d©ng h­¬ng, d©ng hoa t­ëng nhí c¸c anh hïng, liÖt sü, vÖ sinh, ch¨m sãc c©y c¶nh trong khu«n viªn nhµ bia vµ tu söa, t«n t¹o, bo dưng nhà bia khi cã h­ háng...

Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là tình cảm, trách nhiệm và bổn phận của toàn xã hội. Mỗi chúng ta từ những việc làm nhỏ bé, thiết thực hãy làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh và gia đình chính sách, coi đây là nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội. Điều này không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta; về lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC