Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
146165

Hương thơm cuốn tàn: Càng độc hại càng… hút khách

Ngày 27/10/2019 16:52:40

Đánh đúng tâm lí, nén hương thắp lên mà tỏa mùi thơm, tàn hương uốn cong là... nhà nhiều lộc nên hương thơm cuốn tàn đang rất “hút khách”. Nhưng hương càng thơm, tàn hương đậu càng đẹp thì hương càng độc hại.

huong-thom-cuon-tan1.jpg

Hương là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống tâm linh con người. Cận Tết Nguyên đán, hương thơm cuốn tàn được người tiêu dùng (NTD) đặc biệt quan tâm.
Theo khảo sát của phóng viênThương hiệu& Công luận, tại nhiều chợ lớn: Điện Biên, Tây Thành, Vườn Hoa (TP. Thanh Hóa) hay các đại lý trên địa bàn Thanh Hóa, hơn 50% NTD chọn mua hương cuốn tàn, từ loại có thương hiệu nổi tiếng như Thu Hiền, Dũng Hằng, Tân Thịnh, Thanh Hằng... đến các loại không tên tuổi.
Bà Hường, chủ hàng đại lý bán đồ thờ, vàng hương tại Lê Hữu Lập (TP. Thanh Hóa) cho hay, cửa hàng có nhập rất nhiều loại hương nhang khác nhau, từ vài nghìn đến vài chục. Nhưng loại bán chạy và nhiều người chuộng mua vẫn là loại hương cuốn tàn.
Chị Mai, một người hay tụng kinh và đi chùa nói rõ quan điểm: “Thắp hương mà không đậu tàn, tàn không cuộn thì nhìn bát hương xấu lắm”.
Tuy nhiên, chủ một cơ sở sản xuất hương ở phường Bà Triệu, TP. Thanh Hóa tiết lộ: Lợi dụng tâm lí chuộng hương cuốn tàn, nhiều sản xuất đã ngâm chân hương vào loại hóa chất độc hại có tên là Axit photphoric (H3PO4) nhằm giúp hương cuốn tàn rất đẹp. Và để tạo mùi thơm cho hương, họ không dùng nguyên liệu trầm mà thay thế bằng các vị thuốc bắc hoặc các loại hóa chất tạo mùi nhập chủ yếu từ Trung Quốc khoảng 25.000/lọ hoặc của Pháp, Anh, giá từ 100.000/lọ trở lên.
Được biết, khi ngâm chân hương vào H3PO4, các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của tre, nứa làm chân hương) tạo thành estephotphat. Sau khi phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên chân hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm hương cháy nhanh hơn và kéo tàn hương có hình cong tròn.

huong-thom-cuon-tan.jpg
Đồng thời, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương có chứa các chất độc như benzen, toluene, xylenes... giống như ở khói thuốc lá. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt mờ đi, thị lực giảm, nguy hiểm hơn là gây mù lòa. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp kích ứng đường hô hấp, có khả năng gây ung thư phổi hoặc tử vong.
Người tiêu dùng nên thận trọng và tránh để quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Mỹ Hạnh

Hương thơm cuốn tàn: Càng độc hại càng… hút khách

Đăng lúc: 27/10/2019 16:52:40 (GMT+7)

Đánh đúng tâm lí, nén hương thắp lên mà tỏa mùi thơm, tàn hương uốn cong là... nhà nhiều lộc nên hương thơm cuốn tàn đang rất “hút khách”. Nhưng hương càng thơm, tàn hương đậu càng đẹp thì hương càng độc hại.

huong-thom-cuon-tan1.jpg

Hương là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống tâm linh con người. Cận Tết Nguyên đán, hương thơm cuốn tàn được người tiêu dùng (NTD) đặc biệt quan tâm.
Theo khảo sát của phóng viênThương hiệu& Công luận, tại nhiều chợ lớn: Điện Biên, Tây Thành, Vườn Hoa (TP. Thanh Hóa) hay các đại lý trên địa bàn Thanh Hóa, hơn 50% NTD chọn mua hương cuốn tàn, từ loại có thương hiệu nổi tiếng như Thu Hiền, Dũng Hằng, Tân Thịnh, Thanh Hằng... đến các loại không tên tuổi.
Bà Hường, chủ hàng đại lý bán đồ thờ, vàng hương tại Lê Hữu Lập (TP. Thanh Hóa) cho hay, cửa hàng có nhập rất nhiều loại hương nhang khác nhau, từ vài nghìn đến vài chục. Nhưng loại bán chạy và nhiều người chuộng mua vẫn là loại hương cuốn tàn.
Chị Mai, một người hay tụng kinh và đi chùa nói rõ quan điểm: “Thắp hương mà không đậu tàn, tàn không cuộn thì nhìn bát hương xấu lắm”.
Tuy nhiên, chủ một cơ sở sản xuất hương ở phường Bà Triệu, TP. Thanh Hóa tiết lộ: Lợi dụng tâm lí chuộng hương cuốn tàn, nhiều sản xuất đã ngâm chân hương vào loại hóa chất độc hại có tên là Axit photphoric (H3PO4) nhằm giúp hương cuốn tàn rất đẹp. Và để tạo mùi thơm cho hương, họ không dùng nguyên liệu trầm mà thay thế bằng các vị thuốc bắc hoặc các loại hóa chất tạo mùi nhập chủ yếu từ Trung Quốc khoảng 25.000/lọ hoặc của Pháp, Anh, giá từ 100.000/lọ trở lên.
Được biết, khi ngâm chân hương vào H3PO4, các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của tre, nứa làm chân hương) tạo thành estephotphat. Sau khi phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên chân hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm hương cháy nhanh hơn và kéo tàn hương có hình cong tròn.

huong-thom-cuon-tan.jpg
Đồng thời, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương có chứa các chất độc như benzen, toluene, xylenes... giống như ở khói thuốc lá. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt mờ đi, thị lực giảm, nguy hiểm hơn là gây mù lòa. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp kích ứng đường hô hấp, có khả năng gây ung thư phổi hoặc tử vong.
Người tiêu dùng nên thận trọng và tránh để quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Mỹ Hạnh
Từ khóa bài viết:,
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC